Bảo lãnh đi Mỹ, Việt nam chịu những áp lực, khó khăn gì?
Thực sự mà nói, trong một hồ sơ định cư Mỹ, giai đoạn phỏng vấn tại Lãnh sự quán là cực kỳ quan trọng và người được bảo lãnh
“Tôi không biết hồ sơ mình hiện giờ như thế nào nữa?”
“Tôi phải gửi những giấy tờ gì qua Mỹ?”
“Khi nào tôi được phỏng vấn?”
“Tôi cần mang giấy tờ gì để đi phỏng vấn vậy?”
Trên đây là một số trong rất nhiều câu hỏi đầy hoang mang và lo lắng của đương đơn Việt Nam khi đứng trước một “rừng” thủ tục. Phần lớn những người đặt câu hỏi này đều có điểm chung là hồ sơ bảo lãnh của họ được thực hiện bởi một dịch vụ hoặc luật sư tại Mỹ.
Chỉ một câu hỏi đơn giản nhưng cho thấy đương đơn đã không nhận được sự trợ giúp từ phía người làm hồ sơ. Thông thường, những hồ sơ bảo lãnh định cư Mỹ nhưng thuê dịch vụ hoặc luật sư tại Mỹ làm sẽ gặp phải vấn đề:
Người được bảo lãnh không biết tình trạng hồ sơ của mình hiện tại ra sao? Đang ở giai đoạn nào? cần phải làm gì?
Khi hồ sơ về đến Việt Nam, không biết phải chuẩn bị những gì để đi phỏng vấn?
Ngoài ra, một dịch vụ hay luật sư di trú tại Mỹ có hiểu rõ được cách nhìn nhận và đánh giá đương đơn Việt Nam của viên chức Lãnh sự quán hay không?
Trong một hồ sơ bảo lãnh đi Mỹ, bạn có thể nhận thấy người chịu áp lực nhiều nhất vẫn là người được bảo lãnh – tức là đương đơn.
Vì sao người được bảo lãnh là người chịu áp lực nhiều nhất?
Ngay cả khi hồ sơ được xử lý tại Mỹ (tại USCIS và NVC) thì đương đơn cũng phải chuẩn bị số lượng giấy tờ nhiều hơn phía người bảo lãnh. Chưa kể, những loại giấy tờ mà đương đơn chuẩn bị đều phải được làm ở Việt Nam và phải trải qua các công đoạn như: sao y, công chứng, dịch thuật…
Đến khi hồ sơ về Việt Nam thì áp lực hoàn toàn dồn trên vai của đương đơn khi chính họ là người phải mang tất cả những giấy tờ liên quan (hơn 11 loại) và trực tiếp trả lời các câu hỏi của viên chức Lãnh sự để Lãnh sự quán đánh giá tính chân thật của hồ sơ.
Thực sự mà nói, trong một hồ sơ định cư Mỹ, giai đoạn phỏng vấn tại Lãnh sự quán là cực kỳ quan trọng và người được bảo lãnh là người “đối mặt” chính trong giai đoạn này. Do vậy, khi người được bảo lãnh không nắm rõ hồ sơ cũng như các loại giấy tờ cần chuẩn bị thì rất dễ rơi vào trạng thái căng thẳng dẫn đến kết quả không mong muốn.
Đương đơn và người bảo lãnh nên cân nhắc thật kỹ để sự lựa chọn dịch vụ của mình đạt hiệu quả cao nhất và giảm tối đa áp lực của người được bảo lãnh phía Việt Nam.
Leave a Reply