Hành vi bóc lột lao động ở Úc được xử lý thế nào?
“Các trường hợp gần đây cho thấy một lượng lớn trường hợp công nhân nhập cư bị đối xử tệ bạc, phản ánh những khoảng cách không thể chấp nhận được trong hệ thống”
Chính phủ Úc thông báo nước này vừa thành lập tổ chức The Migrant Workers Taskforce (tạm dịch là lực lượng đặc nhiệm bảo vệ lao động nhập cư). Tổ chức này nhằm đảm bảo người lao động nhập cư ở Úc sẽ được bảo vệ khỏi các hành vi ngược đãi và bóc lột từ những doanh nghiệp vô đạo đức.
Năm 2016, Úc là quốc gia an ninh nhất thế giới
Nông nghiệp: Một trong năm trụ cột của nền kinh tế Úc
Dưới sự ảnh hưởng của lưc lượng đặc nhiệm này, một chuỗi biện pháp sẽ được thực hiện để rà soát tình trạng bóc lột lao động ở nhóm lao động nước ngoài và sinh viên quốc tế.
Chính phủ Úc sẽ tăng cường các hình phạt nhằm vào những doanh nghiệp trả lương thấp cho công nhân và những cá nhân không lưu giữ đầy đủ giấy tờ lao động theo luật định.
Mức phạt mới nhằm vào các vi phạm nghiêm trọng sẽ được công bố và áp dụng lên tất cả các doanh nghiệp có hành động ngược đãi lao động, bất kể quyền hạn và tầm ảnh hưởng của những doanh nghiệp này.
Giáo sư Allan Fels AO, người dẫn đầu lực lượng mới này, sẽ tư vấn cho chính phủ những giải pháp thích hợp nhằm nâng cao sự bảo vệ cho lao động nước ngoài,
Bộ Trưởng Bộ Lao động, Thượng nghị sĩ Hon Michaelia Cash nói rằng lực lượng đặc nhiệm sẽ tăng cường những nỗ lực của chính phủ trong việc trừng trị thẳng tay những doanh nghiệp trục lợi từ lao động nhập cư và dành cho họ sự bảo vệ tốt hơn.
“Các trường hợp gần đây cho thấy một lượng lớn trường hợp công nhân nhập cư bị đối xử tệ bạc, phản ánh những khoảng cách không thể chấp nhận được trong hệ thống”
“Trong khi chính phủ công nhận rằng phần lớn doanh nghiệp trên thị trường đã có những chính sách đãi ngộ và hành vi cư xử đúng mực với người lao động, chúng tôi vẫn sẽ không dừng lại và không khoan nhượng cho hành vi bóc lột”. Bà Cash tuyên bố.
“Việc bóc lột lao động nhập cư gây ảnh hưởng lên hàng loạt ngành kinh tế. Trong vài trường hợp gần đây, có thể thấy rõ nhiều nhà tuyển dụng đã lờ đi nghĩa vụ của họ dù nó được quy định rõ ràng trong luật”
Sự việc bóc lột lao động ở chuỗi cửa hàng 7 – ELEVEN (chuỗi cừa hàng tiện lợi quốc tế với hơn 56000 chi nhánh ở 18 quốc gia) đã nhấn mạnh tầm quan trọng của việc bảo vệ công nhân và phạt thật nặng những cơ sở vi phạm
Lực lượng đặc nhiệm sẽ giám sát sự tiến bộ của 7-ELEVEN trong việc khắc phục những vi phạm của mình. Đồng thời, lực lượng này cũng đảm nhận nhiệm vụ nhận dạng những điểm yếu và kẽ hở trong quy định đã tạo điều kiện cho việc vi phạm diễn ra trên diện rộng.
Bộ trưởng Cash nói rằng cô ấy cảm thấy hài lòng khi lực lượng tinh nhuệ được dẫn dắt bởi Giáo sư Allan Fels AO và Tiến sĩ David Cousins AM, người sẽ ở vị trí tương đương phó chủ tịch trong kỳ hạn 18 tháng.
Những kinh nghiệm của giáo sư Fels trong lĩnh vực này sẽ là một tài sản đáng giá đối với lực lượng đặc nhiệm, đơn vị có nhiệm vụ phát triển chiến lược của chính phủ để loại bỏ sự ngược đãi đối với lực lượng lao động nhập cư” Bộ trưởng Cash phát biểu.
Phương pháp của lực lượng đặc nhiệm lao động nhập cư gồm:
– Tăng hình phạt đối với doanh nghiệp cố tình trả lương thấp và những cá nhân không lưu giữ giấy tờ lao động đúng quy định. Mức phạt cao hơn đối với các vi phạm nghiêm trọng sẽ được công bố và áp dụng với tất cả các nhà tuyển dụng, bất kể quy mô và quyền hạn của những đơn vị này.
– Giới thiệu các quy định mới nhằm bắt giữ các bên nhượng quyền, người thất bại trong việc dàn xếp việc bóc lột bởi đơn vị được nhượng quyền.
– Gia tăng một khoản tài trợ lên đến 20 triệu USD cho năng lực và nhân sự của Fair Work Ombudsman – một tổ chức chuyên cung cấp thông tin và đảm bảo quyền lợi cho người lao động.
– Tăng cường quyền hạn của Fair Work Ombudsman để tăng hiệu quả đối phó với các nhà tuyển dụng cố tình bóc lột lao động bằng cách buộc họ cung cấp thông tin và trả lời chất vấn.
Leave a Reply